Image Alt

PhiLinh

  /  Khác   /  Thời gian nào là mùa cưới ở Hà Nội và tại sao lại thế…

Mùa cưới ở Hà Nội là mùa nào? Thường mùa cưới Hà Nội nở rộ từ giữa tháng 8 cho đến tháng 12, từ cuối tháng 2 cho đến giữa tháng 5 thì dần bớt.

Lệ xưa nếp cũ

Tại sao mùa cưới Hà Nội lại được phân thành hai mùa như thế? Bởi vì chốn kinh kỳ vốn là đất nông, hỉ sự thường được chọn vào khoảng thời gian chờ thu hoạch, cũng rơi vào khoảng từ đầu xuân cho đến giữa hạ (chờ vụ chiêm) và từ cuối thu đến hết đông (chờ vụ mùa).

*Vụ lúa chiêm xuân bắt đầu gieo từ gần cuối mùa đông và thu hoạch vào cuối tháng 5. Còn vụ lúa mùa gieo bắt đầu từ cuối tháng 5 và thu hoạch vào giữa tháng 11. (Dương lịch)

Đây là khoảng thời gian trong nhà đã có thóc lúa dư dả từ vụ trước, gia đình thảnh thơi, mọi người lúc này mới có thời gian chuẩn bị chu đáo cho những chuyện trọng đại của đời người.

Ngoài ra, Hà Nội có bốn mùa xuân, thu, đông, hạ. Mùa cưới được tránh tổ chức vào giữa hạ để tránh cái nóng nực của mùa hè, tránh tổ chức vào cuối đông vì lạnh giá. Các cụ cũng kiêng tháng 7 Âm lịch vì đây là tháng cô hồn âm dương giới giao nhau, được coi là tháng đen đủi nhất trong năm, kiêng tháng Chạp vì là năm cùng tháng tận có thể đem lại những vận hạn cho cô dâu và chú rể.

Hà Nội ngày nay

Giữa dòng giao thoa mạnh mẽ của văn hóa Đông Tây, mùa cưới Hà Nội vẫn không có quá nhiều thay đổi. Vẫn là khi gió heo may báo hiệu lúc chớm thu, vẫn là khi cái se lạnh tàn dư của mùa đông được xua tan bởi nắng xuân ấm áp.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Hà Nội nay đã có những khác biệt nhất định trong suy nghĩ về thời điểm tổ chức đám cưới.

Nếu đám cưới xưa tránh cuối năm vì ngày cùng tháng tận thì đám cưới nay tránh cuối năm còn vì năm tài chính. Kết thúc một năm, các bạn nhận lương còn để dành tiền sắm Tết, lì xì bố mẹ, ông bà, trẻ con trong nhà và bè bạn.

Nếu ngày xưa đầu năm dạm ngõ và ăn hỏi, cuối năm đón dâu thì ngày nay 3 nghi lễ này cộng thêm cả tiệc cưới đều có thể tổ chức gọn nhẹ trong tháng.

Nếu ngày xưa hôn lễ chỉ cần ngày đẹp trong tháng là đủ, thì ngày nay các cặp đôi còn phải cân nhắc cuối tuần. Lúc này mọi người mới có thời gian thư thả để tập trung đông đủ nhất.

Nếu đám cưới ngàn năm văn hiến tất nhiên phải tránh tháng cô hồn thì đám cưới nay một số cặp đôi lại hào hứng. Khoảng thời gian này ít đám cưới hơn hẳn nên các dịch vụ cưới và địa điểm tổ chức tiệc cưới sẽ có nhiều lựa chọn.

Đối với cái nắng Hà Thành gắt gỏng khó chịu và chói chang của mùa hè thì cũng có vô số mẹo to nhỏ để xóa tan đi sự khó chịu trong đám cưới. Đối với những kiêng kỵ thì ngày nay các phép giải hạn đã trở nên phổ biến.

Ngày nay, trong xu hướng của hội nhập, đám cưới của thủ đô Hà Nội ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của giao thoa văn hóa. Nhưng dù xã hội có phải triển như thế nào đi chăng nữa, những nếp truyền thống xưa vẫn còn vẹn nguyên, lang thang trong từng đám cưới.

Chỉ là bạn có tình cờ nhìn thấy, nghe thấy, đụng chạm tới những quen thuộc ấy hay đôi chân lỡ bước qua…

By PhiLinh Wedding

Bài đọc thêm:

  1. Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Hỷ trong đám cưới?
  2. Ý nghĩa và biểu tượng của bông hoa trà Camelia trên thế giới
  3. Nhà trai, nhà gái như thế nào mới là môn đăng hộ đối (門當戶對)?
  4. Lễ cưới Việt tối giản được các gia đình hiện nay nhìn nhận thế nào?
  5. Độc nhất: Đóa hoa trà khổng lồ của team PhiLinh Wedding
Close
Developed by Tiepthitute
Chat ngay