Image Alt

PhiLinh

  /  Wedding Box   /  Blog PhiLinh   /  The Origin: Nguồn gốc của First Dance trong đám cưới
PhiLinh - First Dance đám cưới Như Quỳnh - Công Minh

Ngày nay, phần lớn người Việt biết đến wedding first dance là điệu nhảy đầu tiên của cô dâu chú rể sau lời hẹn thề, một trong những nghi lễ đánh dấu việc hai người chính thức trở thành vợ chồng.  

Với “first dance” ở Việt Nam, thường hai nhân vật chính của chúng ta sẽ được mời lên venue để thực hiện màn khiêu vũ. Tuy nhiên bạn có biết không, first dance truyền thống có một sự khác biệt không nhỏ về đẳng cấp và quy mô. 

Nguồn gốc

Tại châu Âu, khiêu vũ sớm đã trở thành một nghệ thuật giao lưu. Trong giới thượng lưu, hiếm ai bị lúng túng khi được người khác đưa tay và mở lời mời khiêu vũ. 

Trong một buổi tiệc, người có địa vị xã hội cao nhất sẽ bắt đầu màn khiêu vũ và tất cả quan khách sẽ tham gia nhảy dù ít hay nhiều. Đến thế kỷ 17 tức cuối thời kỳ Phục Hưng, nét văn hóa này đã được định hình trong phong tục cưới ở những miền đất xa xôi phía Tây.

Sau nghi thức hôn lễ là First dance – màn khiêu vũ hoặc nhảy múa “có đôi có cặp” cho cô dâu chú rể và tất cả những ai tham dự.

First Dance là nét văn hóa có bắt nguồn từ giới quý tộc, thượng lưu châu Âu trong tiệc cưới

First Dance trong đám cưới có bắt nguồn từ giới quý tộc, thượng lưu tại châu Âu (Wikipedia)

Lễ cưới ở tất cả các tầng lớp đều có first dance. Đám cưới bình dân sẽ có những điệu nhảy dân gian vui nhộn, còn trong giới quý tộc thì cô dâu chú rể sẽ bắt buộc phải học khiêu vũ từ vài tuần trước đó.

Nhưng đáng chú ý là vợ chồng mới cưới sẽ không khiêu vũ với nhau ngay lập tức sau hôn lễ. Người chủ tế sẽ mời “nữ chính” bắt đầu khiêu vũ hoặc cô dâu sẽ bắt đầu điệu nhảy với bố mình. 

Còn chú rể, anh chàng “đáng thương” sẽ hòa mình vào buổi khiêu vũ tập thể để tìm vợ. Anh sẽ hơi vất vả để có thể tóm được vợ mới cưới.  

Về phần quan khách, mọi người sẽ dần trở về bàn tiệc một cách rất tự nhiên để trò chuyện và theo dõi màn “trốn tìm” của hai nhân vật chính. Phải đến lúc họ tìm thấy nhau và khiêu vũ cho đến mệt nhoài, âm nhạc mới dịu xuống để cặp đôi nhập tiệc cùng tất cả khách mời. 

First dance trong nghi lễ truyền thống không chỉ thể hiện sự gắn bó của hai người mà còn là cả một hành trình tìm kiếm. Đây cũng là cơ hội để nhiều chàng trai, cô gái gặp gỡ và biết đâu, tìm được mảnh ghép còn thiếu của đời mình.

Sự đơn giản hóa hiện đại

Sau những cuộc cách mạng công nghiệp và khoa học liên tiếp, tốc độ cuộc sống bị trôi nhanh như thế bị đưa vào bánh xe quay của hamster. Kết thúc Thế Chiến thứ nhất (1914-1918), không chỉ người châu Âu nhận thức được sự mất mát của văn hóa của phương Tây. 

Năm 1922, tác gia người Mỹ nổi tiếng về các nghi thức xã giao Emily Post đã xuất bản cuốn “Etiquette” để hướng ánh nhìn mọi người về những lễ nghi truyền thống. Trong đó, bà cũng nhắc đến nghi thức khiêu vũ trong tiệc cưới. 

Emily khuyên cặp đôi mới cưới không nên cùng nhau khiêu vũ lập tức mà nên tham gia với quan khách. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối mọi người chứ không chỉ coi first dance là một hình thức qua loa. 

Cho đến nay, nhiều đám cưới Âu Mỹ đã tìm về truyền thống sau những khoảng thời gian khủng hoảng. Đối với thế giới, giao lưu văn hóa cũng khiến first dance được du nhập sang phương Đông – khi các cặp đôi Âu Mỹ hoặc du học sinh tổ chức đám cưới của mình ở quê hương châu Á.

PhiLinh Wedding - Đám cưới kỷ niệm của Philip & Linh Vũ - First Dance

“First Dance” trong đám cưới kỷ niệm 10 năm của Linh Vũ và Philippe 

Có lẽ vì thế mà tại Việt Nam, First Dance được tối giản chỉ có cô dâu chú rể. Nếu bạn muốn tổ chức một đám cưới với phong cách châu Âu, đừng ngại tìm một khóa học khiêu vũ và yêu cầu bạn bè cũng tham gia để cùng nhau chuẩn bị cho ngày đẹp nhất. 

P/S: Ngày nay đến các khách sạn hoặc trung tâm hội nghị để đặt tiệc cưới, dâu rể và gia đình có thể sẽ thấy nhiều phòng hội trường được ghép tên với “ballroom”. Từ “ball” này có bắt nguồn từ tiếng Latin “ballare” có nghĩa là khiêu vũ. 

 

Bài đọc thêm:

  1. Lời bài hát Em Đồng Ý (I Do) của Đức Phúc và 911
  2. Album cưới: Quỳnh & Minh – Ngày đầu tiên | The Fresh Orange
  3. Phần còn thiếu của bài hát I Do – câu đồng dao ngày đám cưới
  4. Các bố mẹ sẽ trao đổi những gì trong lễ Dạm ngõ?
  5. Làm sao để tối ưu chi phí hoa trong trang trí đám cưới
Close
Developed by Tiepthitute
Chat ngay