Image Alt

PhiLinh

  /  Wedding Box   /  Cưới từ A-Z   /  Nhà trai, nhà gái như thế nào mới là môn đăng hộ đối (門當戶對)?

Thời hiện đại, môn đăng hộ đối chủ yếu nói đến tiền tài và địa vị xã hội. Đám cưới như thế hẳn sẽ nổi tiếng, nhưng liệu vợ chồng có hòa thuận hay không?

Theo nghĩa đen, môn đăng hộ đối là nói đến kiến trúc. Nếu đã từng đi du lịch Trung Quốc và ghé thăm những khu phố cổ, hẳn bạn sẽ thấy cửa chính (đại môn) của các tòa nhà cổ kính đều có môn trâm (門簪) hay mắt cửa hình trụ ở xà trên, và một đôi trống đá nằm ở dưới.

Môn trâm này chính là môn đăng (門當), còn đôi trống đá ở phía dưới là hộ đối (戶對).

Theo lễ xưa, không phải nhà nào cũng có môn trâm, phải là phủ đệ của quan tòng tam phẩm trở lên mới được có. Quan tam phẩm được bốn, nhị phẩm được sáu, nhất phẩm được tám. Chín môn trâm là nhiều nhất, chỉ cung vua mới có. Quan từ tứ phẩm trở xuống nhà không được phép có môn trâm.

Về hộ đối, trống được coi là pháp khí tại Trung Hoa cổ đại. Thời Hoàng Đế, dùng trống trận để thu phục Xi Vưu; thời nhà Chu, trống đứng đầu các loại nhạc cụ, đặc biệt phổ biến ở các lễ tế (thần) và trong yến tiệc tại hoàng cung. Đôi trống đá thường được dựng ở huyện nha, trường học, phủ đệ – thể hiện sự chính trực, am tường lễ nghĩa và tôn thần kính phật. Nhà ít học hiếm thấy có hộ đối. 

Phủ viện xưa thường đều có môn trâm (門簪) ở trên và đôi trống hoặc thú đá ở dưới

Theo hình tượng đó, môn đăng hộ đối trong hôn nhân có ý nghĩa là tương xứng về học thức và đạo đức. Nếu chàng trai là người có giáo dưỡng thì sẽ không thể vừa mắt với cô gái vô học, nếu cô gái có học thức thì cũng không thể xứng đôi vừa lứa kẻ phàm phu. 

Điều này khác với cách giải thích của hiện đại, cho rằng môn đăng hộ đối chủ yếu nói về của cải vật chất và địa vị xã hội.

Cụ thể hơn, có hai điều đáng chú ý trong chế độ quan lại của người xưa: (1) làm quan chưa chắc đã giàu, và (2) con nhà quan chưa chắc đã làm quan. Nho sinh phải đi thi nếu muốn trở thành quan lại – qua 2 vòng khảo hạch rồi thi Hương, thi Hội. Đến vòng cuối cùng là thi Đình, đích thân vua sẽ ra đề và chấm thi, có đỗ đạt mới làm quan.

Đến thời loạn lại có chuyện quan phủ cưới kỹ nữ. Trong thời này, nhiều nhà có học hoặc quan thanh liêm bị bức hại, con gái bị ép bán vào thanh lâu. Khách đến thanh lâu cũng có người có học vấn, thậm chí có người làm quan lại, gặp ‘kẻ hầu rượu’ có cốt cách nên chuộc ra, cưới về làm vợ hoặc nạp thiếp.

Trống trong thời cổ là bảo khí trấn tà, bảo vệ gia đình yên ổn. Đôi trống đá là 戶對

Cách giải thích môn đăng hộ đối ngày nay cũng còn một số dị bản nhưng chủ yếu đều nói về tiền tài. Tuy nhiên, nhiều nhà hiện nay có tiền mà vợ chồng chẳng có hòa thuận, đối xử với nhau không thể hiện được sự tôn trọng, ly hôn trở nên phổ biến.

Hôn nhân dù ở phương Đông hay phương Tây đều được coi là việc tốt, có duyên phận mới đến được với nhau. Hôn lễ vì vậy có trời đất, có bố mẹ chứng giám, vợ chồng thì hẹn thề có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, nắm chặt tay nhau đến đầu bạc răng long. Nhà phải môn đăng hộ đối như thế nào, thì mới có thể thực hiện được lời hứa ấy?

By PhiLinh Wedding

Bài đọc thêm:

  1. Tại sao hương đào lại trở thành biểu tượng tình yêu của hoàng gia Anh?
  2. Nguồn gốc của những bộ ấm chén sứ châu Âu kiểu cách
  3. Tú cầu Hydrangea – Loài hoa được yêu thích trong đám cưới hiện đại
Close
Developed by Tiepthitute
Chat ngay