Image Alt

PhiLinh

  /  Wedding Box   /  Cưới từ A-Z   /  Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ Hỷ trong đám cưới?

Chuyện rằng vào thời Tống có cậu bé Vương An Thạch học rất giỏi. Năm 20 tuổi, cậu lên kinh đô dự thi. Khi đi ngang qua một gia trang, Vương An Thạch thấy đằng xa có nhà chăng đèn kết hoa sáng rực, ngoài cổng treo đèn kéo quân, kẻ qua người lại túm tụm ngay cổng nhà. Cậu thấy lạ liền ghé vào thì thấy ở nơi đèn kéo quân có treo một câu đối:

走馬燈 燈走馬 燈即馬停步
Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.

(Tẩu mã đăng chính là Đèn kéo quân.
Đăng tẩu mã là tả ngựa chạy vòng vòng khi đèn quay
Đăng tức mã đình bộ: đèn tắt, ngựa dừng chân)

Nghe ngóng thêm một hồi, Vương An Thạch biết được rằng nhà Mã viên ngoại đang kén rể. Viên ngoại là người có học nên muốn tìm học sĩ, ai đối được, nhà họ Mã sẽ gả con gái cho. An Thạch rất muốn giải đối nhưng vội đi thi nên cậu đã tiếp tục lên đường.

Tại trường thi, cậu nộp quyển đầu tiên. Quan chủ khảo thấy thế bèn giữ lại, hướng lá cờ thêu hình hổ đạp mây ở trường thi ra vế đối:

飛虎旗 旗飛虎 旗捲虎藏身
Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân

(Phi hổ kỳ là lá cờ thêu hổ bay
Kỳ phi hổ là tả hổ bay theo lá cờ phấp phới
Kỳ quyển hổ tàng thân: cờ cuộn, hổ giấu mình)

Vương An Thạch nghe thấy vô cùng ngạc nhiên, ứng khẩu đối lại bằng câu đối ở nhà họ Mã:

走馬燈 燈走馬 燈即馬停步
Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.

Quan chủ khảo thấy vế đối chỉn chu, từ đối từ, ý đối ý, bài quyển lại xuất sắc, về sau chấm cậu đỗ đầu.

Về phần An Thạch trên đường trở về nhà lại ghé qua Mã gia, xin đối vế đối chưa có ai giải được. Mã viên ngoại nghe ‘phi hổ kỳ’ thì vô cùng đẹp ý, hôn lễ nhanh chóng được tiến hành.

Vài ngày sau, tân nương tân lang lễ tạ trời đất, bái đường thành thân. Bỗng đâu, thông tin triều đình đăng bảng lan đến nhà họ Mã: công tử nhà họ Vương đỗ trạng nguyên, được triệu vào kinh để diện kiến vua Nhân Tông.

Thành gia lập thất, đỗ đầu khoa bảng, song hỷ lâm môn. Trạng nguyên cao hứng xin giấy hoa tiên hạ thủ bút. Hai chữ Hỷ () viết kế nhau () trước tượng trưng hai việc cát tường của An Thạch, sau là hạnh phúc của hai người và cả của hai họ.

Kể từ khi đó, nhà nào có đám cưới cũng dán Song Hỷ () ở đại môn và trong nhà ngoài ngõ như lời chúc cát tường cho vợ chồng trong đám cưới và chúc phúc cả cho hai bên gia đình.

Phụ lục:

  1. Đèn kéo quân là đèn lồng lục giác (hoặc tứ giác), sáu mặt vẽ muông thú. Khi thắp đèn, hơi nóng bên trong làm đèn quay, khiến muông thú trông tựa như di chuyển.
  2. Theo quan niệm xưa, nam giới có hai việc đại cát tường là thi đỗ khoa bảng (đại đăng khoa) và lấy vợ (tiểu đăng khoa).

 

By PhiLinh Wedding

Bài đọc thêm:

  1. Nhà trai, nhà gái như thế nào mới là môn đăng hộ đối (門當戶對)?
  2. Truyền thuyết “Một gian nhà tranh, hai trái tim vàng” từ đâu ra?
  3. Ý nghĩa của bó hoa cưới truyền thống đối với cô dâu
  4. Nguồn gốc của những bộ ấm chén sứ châu Âu kiểu cách
  5. Tú cầu Hydrangea – Loài hoa được yêu thích trong đám cưới hiện đại
Close
Developed by Tiepthitute
Chat ngay