Image Alt

PhiLinh

  /  Wedding Box   /  Blog PhiLinh   /  Người xứng đáng nhất với chiếc váy cưới màu trắng: Nữ hoàng Philippa
Nữ hoàng Philippa trong chiếc váy cưới trắng nhạt nhòa (Minh họa)

Ngày 26/10/1405, công chúa Philippa kết hôn với hoàng tử Eric của xứ Bắc Âu – chủ nhân tương lai của 3 nước Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển. Philippa bước vào nhà thờ Lund trong chiếc váy tunic trắng và khoác áo choàng lụa trắng.

Công nương Philippa (1394 – 1430) là con gái của vua Henry đệ Tứ, thuộc dòng họ Lancaster ở Anh, và là công chúa đầu tiên mặc váy cưới màu trắng trong một lễ cưới hoàng gia. Tuy nhiên, những chiếc váy cưới trắng nổi tiếng lại hiếm khi gắn liền với hạnh phúc và chung thủy trong những cuộc hôn nhân của hoàng gia.

Chiếc váy cưới trắng bắt đầu trở nên nổi tiếng sau đám cưới của công nương Victoria và hoàng tử Albert của xứ Saxe-Coburg và Gotha vào năm 1840. Tuy nhiên sau khi kết hôn, bà bị ám sát tới 8 lần, lý do phần lớn liên quan đến chính trị. 

Năm 1981, danh tiếng của chiếc váy cưới trắng hoàng gia lại một lần nữa bùng nổ. Công nương Diana Spencer bước vào lễ đường và đứng đối diện với thân vương xứ Wales trong chiếc váy cưới màu trắng. Về thời trang, công nương được đánh giá là người dẫn đầu của thập niên 1980-1990. Về hôn nhân, cả vương phi và thân vương đều dính vào bê bối ngoại tình và ly thân sau hơn 10 năm chung sống.

Tuy nhiên, những sự nổi tiếng và bất hạnh này lại chẳng đến với công nương Philippa.

Công nương Philippa - hoàng hậu của xứ Pormenia gồm 3 nước Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển

Công nương Philippa – hoàng hậu của xứ Pormenia gồm 3 nước Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển (Wikipedia)

Vào thời của Philippa, chiếc váy cưới trắng và màu trắng không phải là thịnh hành. Thời Trung Cổ, biểu tượng của sự thánh thiện, khiêm nhường, và đức hạnh là màu xanh (blue), quan niệm này mãi đến thời cận đại mới thay đổi với màu trắng. 

Đọc thêm: Nguồn gốc của Blue – Màu sắc thiêng liêng mang khí chất vương giả

Là người đầu tiên mặc chiếc váy cưới trắng nhưng Philippa lại không nổi tiếng vì điều này. Thế nhưng tầm ảnh hưởng của Philippa với cương vị nữ hoàng 3 xứ Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển thì ngược lại. 

Năm 1422, Giáo hoàng Martin V đã đưa ra lệnh cấm đối với tất cả các tu viện kép (tu viện cho cả nam và nữ). Nhận được tin này, nữ hoàng Philippa – người đặc biệt quan tâm đến tu viện Vadstena tại Thụy Điển, thành lập tu viện Sion nổi tiếng ở Anh – đã cử đại sứ đến Rome để yêu cầu rút lại lệnh cấm. Kết quả thu lại được là một ngoại lệ cho các tu viện kể trên. Cùng năm đó, nữ hoàng cũng đã thành công trong việc hòa giải tranh chấp giữa các phe pháp quý tộc ở Thụy Điển.

Năm 1424, Philippa thiết lập một công ước mới liên quan đến tính hợp lệ của hệ thống tiền xu để giải quyết mâu thuẫn với Liên đoàn Hanseatic của Đức – liên minh của các thương nhân trong việc đảm bảo xuất nhập khẩu hàng hóa. 

Tuy nhiên đến năm 1428, Liên đoàn Hanseatic tấn công vào Đan Mạch và bắn phá thủ đô cảng Copenhagen. Khi đó, chính nữ hoàng Philippa là người đã đứng ra tổ chức và điều hành quân đội để bảo vệ cảng Copenhagen và thành công.

Mẫu váy tunic dài cực kỳ phù hợp cho đám cưới mang phong cách châu Âu

Mẫu váy tunic dài cực kỳ phù hợp cho đám cưới mang phong cách châu Âu (Minh họa)

Trong những năm tháng làm nữ hoàng, bà được vua Eric tin tưởng và nhiều lần ủy quyền để thực hiện các công vụ quốc gia. Đối với người dân, Philippa là vị nữ hùng đã bảo vệ Copenhagen. Ngày nay, các sử gia cũng ghi nhận sự nổi tiếng của bà vượt ngoài phạm vi liên minh Kalmar của 3 nước Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển.

Lược dịch từ Wikipedia

Quê hương Lancaster của nữ hoàng Philippa chính là nơi xuất hiện câu đồng dao ngày cưới:

“Something old, something new, something borrowed, something blue, and a silver sixpence in her shoe”.

 

Close
Developed by Tiepthitute
Chat ngay