Image Alt

PhiLinh

  /  PhiLinh News   /  Mùa cưới đông 2021 ngậm ngùi vì bất chợt vắng bóng hoa tươi
PhiLinh Wedding - Mùa cưới đông 2021 ngậm ngùi vì bất chợt vắng bóng hoa tươi

Kẹt biên với Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng nhiều mặt hàng bị ùn ứ, bao gồm cả hoa tươi phục vụ cho các đám cưới Việt Nam…

Qua 4 làn sóng covid-19, nhiều đám cưới đã phải đổi lịch, thời gian trì hoãn kéo dài có thể đến nửa năm và xảy ra nhiều lần.

Quy mô tổ chức bị thu nhỏ, đi lại bị hạn chế, nhiều gia khá giả vì vậy đầu tư nhiều hơn cho nội thất, quần áo, trang trí đám cưới và quay chụp để bù đắp thiệt thòi cho cô dâu chú rể. Trong đó, trang trí đám cưới với hoa tươi thường là khoản tiêu tốn nhiều nhất.

Tuy nhiên, khoản chi này dành cho đám cưới khả năng cao sẽ bị cắt giảm trong tháng 12/2021 và đầu tháng 1/2022.

Ngày 9/12, chủ tiệm hoa tươi Hương Lộc tại Hà Nội đã đăng Facebook cho biết cửa khẩu Hà Khẩu sẽ tạm ngừng hoạt động từ 10/12 cho đến hết năm. Được biết, cửa khẩu Hà Khẩu tại Quảng Ninh là một trong những tuyến nhập khẩu hoa tươi từ Trung Quốc.

PhiLinh Wedding - Cửa khẩu Hà Khẩu bị ngưng hoạt động và theo đó là luồng hoa tươi

Theo chia sẻ của chị Linh Vũ, Founder & CEO của PhiLinh Wedding và là chủ kho phụ kiện trang trí cưới tại Long Biên:

“Hoa tươi bình thường giá dao động từ 160 đến 180 nghìn đồng một bó, năm nào cao thì lên đến 220, cùng lắm 240. Chưa có năm nào như năm nay, hoa tươi lên đến hơn 300 nghìn một bó”.

Các chợ hoa Quảng Bá, Sa Đéc, Đà Lạt, v.v.. không chỉ cung cấp hoa cho trang trí đám cưới mà còn phục vụ cả các dịp lễ Tết cuối năm – của nhà nước và doanh nghiệp.

Nói cách khác, hoa lụa và phông bệt in hoa có lẽ sẽ chiếm ưu thế chủ đạo trong các đám cưới tại Việt Nam – từ thời điểm hiện tại cho đến đến hết mùa cưới Đông 2021.

 

Bài đọc thêm:

  1. Đằng sau những trang trí ngày cưới của con gái nhà nghệ sĩ Xuân Hinh
  2. Sự khác biệt giữa hoa lụa và hoa tươi trong trang trí tiệc cưới
  3. Mối tình “hoa cam” của vương tế Albert và nữ hoàng Anh Victoria
Close
Developed by Tiepthitute
Chat ngay