Lưu ý: Hoa trong trang trí đám cưới và các hạng mục liên quan

Không đám cưới nào không có hoa và theo kinh nghiệm của PhiLinh, chi phí của “món” này luôn khiến nhiều cặp đôi phải bất ngờ khi sắp cưới…
Trong trang trí đám cưới, hoa trang trí có những hạng mục riêng, ví dụ: hoa bàn, hoa men cầu thang, cụm hoa lối dẫn, v.v… Bên cạnh đó cũng có rất nhiều hạng mục thường luôn đính kèm với hoa như cổng hoa, phông lễ, bảng welcome.
Trước khi đi vào chi tiết các hạng mục có hoa trong trang trí đám cưới, team PhiLinh gửi tới bạn một vài lưu ý sau để giảm thiểu những biến động về giá liên quan đến dịch vụ décor:
- Hoa tươi thường đắt hơn hoa lụa
- hoa tươi chỉ trang trí đám cưới được 1 lần, hoa lụa có thể tái sử dụng
(nếu tính giá mua thì bông hoa lụa vẫn có thể đắt hơn hoa tươi nhé) - hoa tươi tốn chi phí bảo quản và vận chuyển hơn, đặt mua cũng phải nhanh chóng hơn
- hoa tươi chỉ trang trí đám cưới được 1 lần, hoa lụa có thể tái sử dụng
- Giá hoa lụa ổn định hơn hoa tươi
- Giá hoa tươi phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, giá hoa lụa thì từ sản xuất công nghiệp
- Hoa lụa có thể bảo quản tại kho qua thời gian lâu dài
Các hạng mục trang trí có hoa
1. Phông lễ
Đây là tấm back ở tư gia hoặc hội trường khách sạn và các trung tâm tiệc cưới. Phông lễ hiện nay có nhiều kiểu:
- Phông bệt: với hình ảnh và họa tiết in thẳng lên tấm back. Cách này giúp tiết kiệm diện tích và chi phí, phổ biến với những đám cưới chung cư.
- Phông hoa lụa: là đặc thù của các đơn vị cưới hỏi trọn gói. Cùng một concept có thể mang đi mang lại nhiều nơi, chủ yếu được sản xuất từ hoa lụa nước 3, nước 4.
- Phông hoa tươi hoặc phối cả hoa tươi, hoa lụa. Đây là hạng mục khác biệt, sang trọng và cần chịu chi hơn hẳn. Phải có thiết kế cho những bộ phông lễ kiểu này. Hoa được sử dụng là hoa tươi, có thể kết hợp thêm hoa lụa mới nhập (nước 1 hoặc nước 2). Dâu rể tìm đến các nhà planners và decorators thường được tư vấn phông lễ.
Chi phí cho hoa tươi biến động theo mùa và cũng tùy thuộc vào đơn vị thuê florist. Team PhiLinh thì xuất thân từ cửa hàng hoa và là đầu mối với các florist luôn bạn nhé.
2. Hoa bàn
Trang trí bàn trong đám cưới cơ bản có tấm phủ, khay đĩa đựng bánh kẹo, bộ ấm chén – không có hoa bàn. Gia đình muốn thêm hoa bàn thì phải đặt, đây là hạng mục trang trí tách riêng khỏi bàn ghế, ấm chén.
Tùy theo concept mà trên bàn có thể xuất hiện lẵng hoa hay lọ hoa, v.v… Hoa bàn luôn luôn là hoa tươi chỉ trừ trường hợp cô dâu bị dị ứng.
3. Cổng hoa và Photobooth
Hai hạng mục này đều bao gồm hoa trang trí trên các khung và giá đỡ. Chi phí cổng hoa thường thấy là dành cho trang trí hoa lụa. Đối với cổng hoa tươi hay với những thiết kế khung đặc biệt, các bạn inbox cứ inbox trên web để team PhiLinh tư vấn thêm nhé.
4. Hoa tay
Thường là hoa thật hoặc những lựa chọn mang tính nghệ thuật như: hoa đất, hoa thêu/móc, v.v… Thường hạng mục hoa tay này sẽ đi cùng luôn với hoa cài áo cho chú rể và các phù rể, phù dâu.
Những cô dâu tinh tế thường sẽ lựa chọn rất cẩn thận vì đây là một bó hoa đặc biệt. Hoa tay mang không chỉ thể hiện những nét riêng mà nhiều khi còn thể hiện sự tiếp nối truyền thống gia đình. Ví dụ nhành hương đào là một phần không thể thiếu trong bó hoa cưới của những công nương ở Anh Quốc.
Trở lại với chi phí thì các dâu nên tìm hiểu một chút về những loài hoa phổ biến theo mùa. Một bó hoa tay sẽ “chát hơn” nếu nàng lựa chọn hoa nhập khẩu. Tất nhiên, một vài bông cho hoa tay thì không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng vẫn cần phù hợp với các tone màu trong concept của đám cưới.
5. Hoa xe
Những cơn gió và sự rung lắc là những nhân vật phản diện đối với hoa xe. Để tránh những sự cố nắng gió và di chuyển, hoa lụa thường được sử dụng nhiều hơn khi trang trí xe cưới. Nếu gia đình vẫn thích hoa tươi và chịu chi thì nhà décor thường sẽ tìm những lựa chọn cứng cáp.
Ví dụ: gia đình thích concept truyền thống với hoa sen, PhiLinh sẽ tư vấn sen Thái với tông xanh trắng làm chủ điểm. Sen Thái cứng cáp và trông sang hơn. Đám cưới nhà nghệ sĩ Xuân Hinh là một ví dụ điển hình như thế.
6. Hoa trang trí ban thờ
Luôn luôn là hoa tươi. Hoa trên ban thờ thường có mức giá không thay đổi quá nhiều, chỉ phụ thuộc vào số lượng cụm hoa trang trí. Nguyên nhân do hoa bàn đã hình thành nhóm hoa sử dụng với màu sắc cụ thể và thị trường hoa này đã ít thay đổi hàng năm.
7. Hoa thêm
Giá những cụm hoa điểm thêm ở cầu thang trước covid là 500.000 VND/cụm. Sau covid, giá trang trí hoa tăng mạnh kể cả đối với hoa lụa. Một cụm hoa lụa trang trí ở cầu thang hay ban công rơi vào khoảng 1 triệu – 1,5 triệu cho mỗi cụm. Đối với hoa tươi thì chi phí gần gấp đôi.
Những lọ hoa trang trí thêm tại gia đình thường không lấy hoa lụa cả, giá rơi vào khoảng 1,5tr – 2tr.
Giờ thì các bạn đã hiểu hơn về các hạng mục trang trí có hoa trong đám cưới chưa? Sắp tới team PhiLinh sẽ điểm lại một số mẹo bên mình thường tư vấn để giúp dâu rể tối ưu chi phí hoa trong trang trí đám cưới nhé. Hẹn gặp lại!
Bài đọc thêm: