Làm thế nào để khoanh vùng an toàn với gia đình khi lập kế hoạch cho đám cưới

Đám cưới là một trong những dấu mốc quan trọng nhất của đời người – đối với bạn và cả gia đình bạn. Và trong một số trường hợp, đằng nội hoặc đằng ngoại tương lai sẽ trở nên phấn khích và vô ý can thiệp vào chuyện lập kế hoạch đám cưới riêng tư của ‘người ta’. Mong muốn ban đầu là tốt nhưng khi gian bếp có quá nhiều bếp trưởng thì đầu ra có thể sẽ chẳng hề như mong muốn.
Đám cưới là mảnh ghép cuộc sống với nhiều mong đợi ngầm. Ai ai cũng có ý tưởng về việc đám cưới của mình sẽ trông thế nào – và sau đó họ sẽ hình dung tiếp đến đám cưới của con cái, anh chị em, bạn thân. Nếu bạn thuộc tuýp người ngại làm mất lòng thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng trước những ‘góp ý’ từ gia đình trong quá trình lập kế hoạch đám cưới.
Việc thiết lập và duy trì các ranh giới thường sẽ không thoải mái và nó sẽ bí bức hơn khi ‘nhà bên kia’ đóng góp tài chính cho ngày đặc biệt của hai bạn. Tuy nhiên, đừng coi nó là một trận chiến vì luôn có cách để hai bạn lèo lái dịp trọng đại mà không tạo ra thêm nhức nhối cho hai bên gia đình.
Điều chỉnh lại ‘biên giới’
Nếu lập hàng rào không phải là thế mạnh thì việc tự tạo những vách ngăn giữa các bạn và gia đình sẽ khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, có một bí mật nho nhỏ là chính những giới hạn đó sẽ đảm bảo cho ngày lễ trọng đại được diễn ra suôn sẻ.
Chính hàng rào này sẽ củng cố mối quan hệ của hai bạn và cho phép mọi thứ diễn ra trôi chảy. Cứ thách thức những lời đàm tiếu về việc bạn là một kẻ ích kỷ khi tạo ra những ranh giới và luôn luôn tự nhủ rằng chính những ranh giới cần thiết để bạn có kết quả xứng đáng là đám cưới bạn mong muốn.
Tuy nhiên phải bắt đầu từ đâu? Hay ngồi xuống cùng bạn đời của mình và viết xuống những đề mục “sẽ không thỏa hiệp”. Sau đó hãy cùng nhau điều chỉnh nỗi lo lắng bằng cách tưởng tượng những tình huống mà bạn cần thiết lập ranh giới và gia đình phải tôn trọng. Nếu không hợp nói chuyện thì bạn có thể nói khái quát và để lại giấy nhớ với một vài gạch đầu dòng.
Hãy nhớ bạn muốn gì:
- Tổ chức đám cưới bên thác nước chứ không phải hội trường;
- Nói những lời của tâm tư mình chứ không phải đọc theo ‘sách giáo khoa’;
- Đứng ăn cùng gia đình bên quầy bán đồ ăn lưu động thay cho tiệc ngồi kiểu cách;
Đó là ngày của bạn, vì thế đừng bỏ qua danh sách những thứ bạn muốn có và không phải lúc nào cũng thỏa hiệp.

Đám cưới ven hồ nước tĩnh lặng tại Almaz, Vinhomes Riverside (PhiLinh Wedding)
Hãy chủ động trước
Nói một cách đơn giản thì gia đình của mỗi người sẽ không biết giới hạn của họ ở đâu. Thường họ không tự nhận thức được vai trò của họ nên bạn hãy chia sẻ những kỳ vọng của mình một cách rõ ràng và nói càng sớm càng tốt.
Ví dụ: Bạn chủ động trao đổi rằng bản kế hoạch cưới và danh sách khách mời thuộc quyền quyết định của bạn và người bạn đời tương lai. Mọi hỗ trợ hay góp ý rất đáng trân trọng và luôn được đánh giá cao, nhưng quyền quyết định là thuộc về vợ chồng để tránh mọi sự căng thẳng của gia đình tương lai sau này.
Đừng quên mong muốn của gia đình: họ muốn bạn có một ngày tuyệt vời nhất – đây là yếu tố cơ hội giúp làm mềm các rào cản từ phía cặp đôi. Tuy nhiên, nếu bạn bị dồn ép ngược trở lại thì thế nào? Nếu những người đóng góp không đồng ý tôn trọng quyết định của hai bạn, vậy thì có thể cân nhắc ngừng nhận đóng góp. Hãy cân nhắc kỹ điều này thậm chí trước khi tiến tới kết hôn.

Bố mẹ luôn mong muốn con cái vui vẻ và hạnh phúc trong ngày cưới… (PhiLinh Wedding)
Trao đổi ôn hòa
Ai cũng biết rằng cảm xúc sẽ dâng trào khi những giới hạn của bản thân không được người khác tôn trọng. Khi những lằn ranh bị đụng chạm, những cảm xúc chân thật nhất có thể nhấn chìm sự tỉnh táo của cả hai và kết quả là:
“Chúng con không muốn thiết kế này bởi vì chúng trông quá gò bó và lạc hậu.”
Đừng làm thế. Hãy giả định trước những phản ứng của bố mẹ và tham khảo công thức Giao tiếp của Marshall B. Rosenberg với 4 bước sau:
- Nêu quan sát của bạn (không phán xét)
- Bày tỏ cảm xúc
- Đưa ra mong muốn cá nhân
- Chia sẻ yêu cầu bên còn lại có thể làm gì
Ví dụ: “Con và [tên bạn ý] rất hay bị căng thẳng khi ở bên trong không gian kín, nếu lễ cưới có thể được tổ chức ngoài trời thì sẽ ổn hơn rất nhiều ạ. Con mong bố mẹ hiểu và tìm một vài địa điểm phù hợp cùng với con được không?”
Một thảo luận phổ biến khác giữa hai bên gia đình và vợ chồng là danh sách khách mời cho đám cưới. Bố mẹ muốn mời thật nhiều bạn đến tham dự, còn bạn lại chỉ muốn một buổi tiệc ấm cúng bên cạnh những ai gần gũi nhất. Hãy chủ động trước và đề cập vấn đề này, đưa ra mong muốn cho đám cưới ‘của bạn’ và nhờ bố mẹ giúp để hạn chế danh sách khách mời. Bạn sẽ cần nhiều lần thoả hiệp và sự chủ động sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn.

Photobooth trên sảnh tròn ‘sân khấu kịch’ lộng lẫy tại Almaz, Vinhomes Riverside (PhiLinh Wedding)
Nhờ planner giúp đỡ
Nếu bạn có ngân sách cho planner, vậy thì bạn đừng ngần ngại tìm kiếm người lái đò giúp hai bạn chuẩn bị ngày trọng đại. Thực tế cho thấy việc có một chuyên gia bên cạnh sẽ giúp bạn thiết lập hàng rào vững chắc và bảo vệ chúng trước những đợt ‘góp ý’ mạnh mẽ của các bố mẹ.
Với mỗi vấn đề bạn đưa ra, các planner sẽ cung cấp những thước đo tiêu chuẩn. Trao đổi sớm với planner sẽ giúp bạn tự tin hơn và tăng khả năng thuyết phục cho những luận điểm bạn đưa ra sau đó. Đối với những mối quan hệ phức tạp của riêng từng gia đình, planner tất nhiên không thể hiểu hết, nhưng kinh nghiệm cho phép họ xác định những tranh luận phổ biến và xử lý vấn đề thậm chí từ trước khi chúng xảy ra.
Điều này giúp gia đình cắt giảm tranh luận và đồng thời cung cấp thêm một góc nhìn khách quan từ chuyên gia. Kể cả đối với các bố mẹ, thông tin có thể dễ hiểu dễ tiếp thu hơn khi có chuyên gia can thiệp.

Planner không chỉ giúp giải tỏa tâm lý mà còn tìm ra giải pháp cho cặp đôi (PhiLinh Wedding)
Chia sẻ quyết định
Việc tạo ra các rào cản giữa hai bạn và người thân trong gia đình không có nghĩa là bạn sẽ khước từ mọi ý tưởng hay giúp đỡ. Bạn cần tìm cách để gia đình hai bên cùng được tham gia vào đám cưới của hai bạn.
Mọi người rất muốn đóng góp, nhưng là trong sự vui vẻ của bầu không khí lễ hội. Những rào cản khiến mọi người cảm thấy mình bị hất ra sẽ sinh ra phản lực, nhưng nếu bạn khoanh vùng an toàn để có thể tham gia thì nó sẽ tạo thành một cảm giác làm việc nhóm.
Một trong những cách để làm được điều đó chính là tạo một to-do list cho đám cưới. Trong khi bạn chuẩn bị lễ phục hay décor thì hãy nhờ người thân tìm sảnh cưới và thử tiệc. Đây là một chiến thuật win-win: bạn giảm bớt đầu mục trên to-do list, đồng thời giúp mọi người cảm thấy được góp sức vào ngày trọng đại của một thành viên trong gia đình.
Bài đọc thêm:
- Cân nhắc 5 câu hỏi này trước khi bạn đi tìm dịch vụ quay chụp cưới
- 6 lưu ý để bảo vệ gia đình tương lai khi lập kế hoạch cho đám cưới
- Ghi nhớ 5 lời khuyên hàng đầu dành cho các cặp đôi mới cưới
- Chú rể tâm lý và 10 điểm tinh tế hoàn hảo trong ngày cưới
- Những cạ cứng không thể tách rời khi bạn lên wedding plan