Lâu nay chúng ta vẫn nhìn nhận rằng phụ nữ chung thủy hơn nam giới, lăng kính khoa học nói sao về điều này, đúng hay là không?
Hormone của tình yêu?
Oxytocin lâu nay vẫn được biết đến là hormone của tình yêu, tuy nhiên, bản chất của tình yêu oxytocin là đến từ tiếp xúc cơ thể.
Phương pháp chăm sóc Kangaroo (Mother) Care phần nào thể hiện hiệu quả của oxytocin. Đây là kỹ thuật đặt trẻ sơ sinh ngay trên ngực trần của mẹ (hoặc bố), cho thấy hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, giúp tăng cân, tăng tỷ lệ cho con bú và nhiều lợi ích khác.
Trong quan hệ nam nữ, oxytocin tăng dần trong khoảng thời gian dạo đầu và tăng vọt ở điểm cực khoái. Tuy nhiên, nam giới không có quãng tăng vọt với oxytocin. Có thể nói oxytocin có ở cả hai phái nhưng là hormone tình yêu đặc trưng chỉ của nữ giới.
Trong quá trình sinh nở, oxytocin tăng cao hỗ trợ cho chuyển dạ và giảm đau khi sinh. Oxytocin thậm chí còn được sử dụng trong sản khoa nhằm kiểm soát ra máu sau sinh cho sản phụ. Hormone này tiếp tục được tăng cường giúp mẹ giảm căng thẳng trong quá trình nuôi con và sinh con – cơ thể giảm tiết oxytocin sau khi sinh và khi bé ngừng bú sữa mẹ.
Sự hoạt động của nội tiết tố này ở nữ giới phần nào giải thích cho thiên chức làm vợ và làm mẹ của riêng người phụ nữ.
Trong cơ thể nam giới cũng có oxytocin nhưng họ không hề trải qua những giai đoạn nêu trên và cường độ tiết hormone này cũng khác xa so với nữ giới. Sự cam kết và chung thủy với gia đình của họ có thể được giải thích bởi sự xuất hiện của một hormone khác – là vasopressin.
Chung thủy của nam giới đến từ đâu?
Vasopressin là tên gọi khác của ADH – Anti-Diuretic Hormone, hay hormone chống bài niệu. Đúng như tên gọi, hormone này giúp cơ thể có thời gian tái hấp thụ nước, lên tới 90%, thay vì xả van ngay lập tức. Tuy nhiên, vasopressin còn có chức năng tuyệt vời nhiều hơn thế.
Đối với vasopressin, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến ghép cặp được thực hiện ở chuột đồng Prairie và kết quả hết sức thú vị. Sau khi kết đôi, chuột đực thể hiện sự hung hăng hiếu chiến đối với tất cả các con cái khác nếu không phải vợ mình. Đối với chuột đực độc thân (chưa từng có quan hệ), chúng cũng thể hiện ra sự “xấu tính” này nếu có vasopressin ở mức cao.
Đây là nghiên cứu của tác giả Kyle L Gobrogge và kết quả của nó rất tương đồng với thực tế ở loài người.
Đối những nam giới cam kết, họ chủ động xa lánh và tự tạo khoảng cách với nữ giới ngay từ khi có mối quan tâm đặc biệt đến ai đó. Sự chung thủy của họ ngày càng gia tăng sau khi kết hôn và có con. Khác biệt hẳn với loài vật sống theo bản năng, những người mạnh mẽ dường như tự điều khiển hormone để chúng làm việc theo ý chí của mình.
Ở nam giới, vasopressin liên quan đến những hành động bảo vệ bạn gái, bảo vệ gia đình. Nhiều trường hợp thậm chí là dám đặt bản thân và tính mạng mình lại ở sau để bảo vệ “người khác”.
Đã có thí nghiệm đưa vào cơ thể chuột đực Prairie chất gây ức chế tác dụng của vasopressin, kết quả là những con đực nhanh chóng tìm đến những con cái khác và tạo ra một ổ dịch ngoại tình.
Hormone này cũng xuất hiện ở nữ giới nhưng không tác động mạnh như ở nam giới. Công dụng của nó gần hơn với tên gọi ADH – hormone chống bài niệu, ngoài ra còn giúp giảm căng thẳng và giảm đau trong một số điều kiện nhất định.
Nói cách khác, khi nói về hormone tình yêu ở nam giới thì chắc chắn không phải oxytocin mà là vasopressin. Họ vẫn ngoại tình với những ngụy biện về nhu cầu sinh lý, sự căng thẳng và vô vàn lý do out of the blue. Chỉ khi họ tự chủ động cam kết…
Bạn có biết: Chuột đồng là giống loài chung thủy nhất trên trái đất. Khi đến tuổi trưởng thành, chúng kết đôi và đa số ở cạnh “vợ mình” cho đến hết đời – quãng thời gian kéo dài khoảng từ 1-2 năm.
Bài đọc thêm: