Image Alt

PhiLinh

  /  Wedding Box   /  Cưới từ A-Z   /  Nghi lễ cưới   /  Đám cưới truyền thống tại Nhật Bản

Nhật Bản, là một quốc gia thuộc châu Á, họ có những nét văn hóa truyền thống rất đặc biệt. Do đó cách mà người Nhật tổ chức đám cưới truyền thống cũng vô cùng khác biệt với nhiều quốc gia phương Đông. Đám cưới ở Nhật được tổ chức sang trọng, cầu kỳ với nhiều thủ tục, quy tắc mà nếu không tìm hiểu sẽ không thể biết được. 

Ở Nhật Bản sẽ thường có bốn phong các tổ chức đám cưới:

  • Phong cách Shinto – Thần đạo
  • Phong cách đạo Thiên chúa giáo
  • Phong cách hiện đại Jinzen- không theo đạo nào 
  • Phong cách Phật Giáo

Thần đạo là quốc giáo của Nhật Bản và là một trong những tôn giáo chính ở đất nước này, vì vậy kết hôn theo nghi thức Thần đạo có thể coi là phổ biến nhất ở Nhật thời xưa đến nay. 

1.Tổ chức một đám cưới truyền thống ở Nhật theo nghi lễ Thần đạo có những nghi lễ cơ bản sau:

Có thể bạn chưa biết, con gái Nhật 16 tuổi đã có thể kết hôn, nhưng phải có sự cho phép của bố mẹ. Phải đến lễ thành nhân, khi các cô gái tròn đôi mươi, họ mới được quyền tự lựa chọn hạnh phúc của riêng mình.

Sự chủ động của các con là niềm vui của bố mẹ hai bên gia đình. Sau khi các con thưa chuyện, hai gia đình sẽ trao đổi để tổ chức đám cưới. Nghi lễ kết duyên của Thần đạo Shinto truyền thống diễn ra như sau:

Lễ đính hôn- (結納 – Yuino)

Lễ đính hôn (tiếng nhật là Yuino) là cuộc gặp gỡ của hai gia đình và trao lễ vật. Điều này rất phổ biến khi mà các cuộc hôn nhân sắp đặt vẫn còn phổ biến ở Nhật Bản. 

Những món quà thường thể hiện niềm hy vọng và sự lạc quan trong hôn nhân, ví dụ như Shiraga (sợi gai), tượng trưng cho ước muốn cặp đôi sẽ sống với nhau đến già hoặc chiếc quạt – biểu tượng của sự giàu có và phát triển.

Lễ thành hôn

Trình tự nghi thức trong lễ thành hôn:

  1. Sanshin
  2. Haiden chakuza
  3. Shubatsu
  4. Saishu ichirei
  5. Kensen
  6. Norito soujo
  7. Sankon no gi
  8. Seishi soujo
  9. Shinzoku sakazsuki no gi
  10. Tessen
Tên nghi thức Cách tiến hành
Sanshin Đầu tiên cặp đôi sẽ đi qua sân đền vào phòng chờ hiện diện trước thần linh. Đi theo họ là các thần chủ và các vũ nữ dưới một chiếc ô màu đỏ.
Haiden chakuza Sau khi mọi người ngồi xuống, cô dâu và chú rể ngồi trước mặt thần linh. Cô dâu ngồi bên trái và chú rể bên phải.
Shubatsu Nghi thức thanh tẩy của thần chủ thực hiện với cặp đôi, xóa bỏ những tội lỗi của họ trong cuộc sống.
Saishu ichirei Tất cả cúi đầu trước thần linh.
Kensen Thần chủ đưa cho cặp đôi một lễ vật để dâng lên các vị thần.
Norito soujo Thần chủ sẽ đọc “Norito” trước thần linh. Bài văn khẳng định cô dâu chú rể sẽ kết hôn và hạnh phúc cả đời.
Sankon no gi Họ sẽ uống rượu sake từ cùng một cốc để trao lời thề nguyện. Cô dâu uống trước chú rể.
Seishi soujo Chú rể hoặc cô dâu (đôi khi cả hai) nói lời thề trước thần linh. Sau đó, các vũ nữ sẽ múa để xin thần ban phước cho cặp đôi và gia đình họ. Cặp đôi còn dâng một cành Tamagushi trước khi cúi đầu hai lần, vỗ tay hai lần và cúi đầu lần nữa để tỏ lòng biết ơn với các vị thần.
Shinzoku sakazsuki no gi Các thành viên trong gia đình uống sake để thắt chặt tình thân. Thời xưa, họ uống chung một chén. Tuy nhiên, bây giờ mỗi người có một chén riêng và chỉ cần uống cùng một lúc.
Tessen Khi thần chủ đưa các lễ vật dâng lên thần linh vào đầu buổi cho cặp đôi. Họ trân trọng chúng cả đời vì tin rằng những món đồ này rất thiêng liêng. Vào cuối buổi lễ, tất cả cùng cúi đầu trước thần.

 

2. Những nghi thức thú vị trong đám cưới truyền thống của Nhật

Nghi thức thanh tẩy

手水の儀 (ちょうずのぎ): Trước khi diễn ra nghi lễ, cô dâu và chú rể sẽ làm việc này để làm sạch bản thân. Nghi thức này nằm trong nghi lễ Shubatsu. Mang ý nghĩa xóa bỏ những tội lỗi trong cuộc sống.

Uống rượu giao bôi- Sansankudo  (三三九度) hay còn được gọi là “Sankon no gi” (三献の儀

Là một nghi thức uống rượu giao bôi thề nguyện trăm năm của cô dâu chú rể trước mặt thần linh. Theo nghi thức này, thay cho lời thề cô dâu và chú rể sẽ lần lượt uống rượu thề nguyện trong ba chiếc cốc. 

  • Cốc nhỏ tượng trưng cho quá khứ, nguồn cội, chứa đựng lời cảm tạ ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho cặp đôi. 
  • Cốc trung chính là hiện tại, là lời nhắc nhở cặp vợ chồng cùng chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống lứa đôi. 
  • Cốc đại hướng đến tương lai, cầu mong bình an hạnh phúc và con cháu đầy đàn.

Sansankudo là cụm từ rất ý nghĩa:

  • San = 3, ba ngụm rượu đầu tiên thay mặt cho cô dâu chú rể và bố mẹ của hai bên. 
  • San = 3, ba ngụm rượu tiếp theo là tượng trưng cho uống cạn đi lòng căm thù, đam mê và thiếu hiểu biết. 
  • Ku = 9, là con số may mắn trong quan niệm của người Nhật. 
  • Do = kết thúc bằng sự hòa hợp của hai tâm hồn.

Và khi nhắc đến một đám cưới ở Nhật Bản các bạn sẽ nghĩ ngay đến hai từ: “Hadekon” ( ) và “Jimikon” ( ). 

Hadekon, là một từ ám chỉ về một tiệc cưới hào nhoáng, với quy mô tổ chức hoành tráng. Ngược lại, Jimikon lại là một lễ cưới đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, chỉ mời giới hạn một số lượng nhỏ khách mời như là các thành viên trong gia đình.

Dù là đám cưới với quy mô như thế nào di chăng nữa, người Nhật vẫn giữ gìn những nét đẹp văn hóa của mình bằng những nghi lễ cưới cầu kỳ với nhiều thủ tục, quy tắc mang ý nghĩa ràng buộc không thể tách rời của đôi vợ chồng. 

By PhiLinh Wedding

Close
Developed by Tiepthitute
Chat ngay