Của hồi môn là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm của hồi môn, tuy nhiên dựa vào cách hiểu thông dụng nhất chúng ta có thể hiểu:
Của hồi môn là cụm từ mang ý nghĩa chỉ về món quà mà con gái sẽ được ba mẹ tặng khi lập gia đình, kỷ niệm ngày rời xa vòng tay yêu thương của ba mẹ.
Hoặc bạn cũng có thể hiểu của hồi môn là khoản tiền, vật chất mà gia đình bên nam tặng cho con dâu khi con trai của họ và người con gái đó kết hôn.
Của hồi môn có thể là quần áo, trang sức, vật dụng, tiền bạc,…
Đa phần của hồi môn được tặng cho người con gái với điều kiện cả hai người phải tiến hành lễ kết hôn với nhau.
Của hồi môn có nguồn gốc từ đâu ?
Việc cha mẹ trao của hồi môn cho con gái là một phong tục cổ xưa và bắt đầu du nhập vào nước ta khoảng vào năm 771 – 476 TCN. Tuy nhiên trên thực tế thì đây là phong tục cổ xưa xuất hiện từ lâu đời, lâu đến mức không còn ghi chép gì đến sự tồn tại của phong tục này. Một số thông tin cho rằng, của hồi môn có lịch sử lâu dài ở châu Âu, châu Phi, Nam Á.
Trong tiếng Hin-ddi, của hồi môn còn được gọi là Dahej, người Tamil là Varadhachaniam, Dot trong tiếng Pháp, Urdu trong tiếng Ả Rập, còn trong tiếng Anh là Dowry, dower hay marriage portion. Đối với nhiều dân tộc, của hồi môn được xem là một hình thức thừa kế, trong đó cha mẹ sẽ sẽ phân chia tài sản cho các con.
Của hồi môn có ý nghĩa gì ?
- Duy trì sự ổn định và tránh rủi ro:
“Của hồi môn” thường là của cải vật chất hoặc tiền bạc được trao bởi gia đình cô dâu cho con gái khi cô kết hôn và dọn đến nhà chồng. Điều này giúp đảm bảo rằng cô dâu có đủ cơ hội và nguồn lực để khởi đầu cuộc sống mới mà không phải đối diện với mọi trở ngại và khó khăn.
- Tôn trọng và địa vị trong gia đình chồng:
“Của hồi môn” cũng có nghĩa là mức độ tin tưởng và tôn trọng mà gia đình chồng dành cho cô dâu. Nó thể hiện sự tôn trọng và đặt đúng chỗ của cô trong gia đình mới, cũng thể hiện tính đoàn kết và sự hoà hợp giữa hai gia đình.
- Gắn kết và niềm động viên:
“Của hồi môn” cũng có ý nghĩa đối với việc gắn kết tình cảm gia đình vì có thể giảm bớt nỗi đau cho cô dâu khi phải xa rời gia đình của mình. Nhìn các món của hồi môn, cô dâu sẽ nghĩ đến gia đình, cảm thấy sự ấm áp và niềm an ủi từ mẹ.
Của hồi môn gồm những gì ?
- Của hồi môn khi xưa :
Ở những thế hệ trước, của hồi môn không chỉ là tiền bạc mà có thể những vật dụng như rương tủ, trâu bò,… thậm chí ở một số gia đình giàu có, kẻ ăn người ở vẫn có thể là của hồi môn.
- Của hồi môn ngày nay :
Ngày nay, của hồi môn cho con gái không còn bó buộc trong khuôn khổ của truyền thống, của vật chất sinh hoạt hằng ngày. Cha mẹ thường chuẩn bị cho con cái của hồi môn bằng hiện kim, tiền mặt hoặc những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, đất đai, xe,…Đương nhiên, việc cho con của hồi môn bao nhiêu, gồm những gì còn tùy thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình.
Tặng của hồi môn bao nhiêu là đủ? Thực tế thì không có giới hạn hay thước đo nào trong chuyện này. Điều này xuất phát từ tấm lòng của cha mẹ và điều kiện kinh tế mỗi nhà. Của hồi môn chỉ thực sự có ý nghĩa khi cả người cho và người nhận đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Không nên vì làm đẹp mặt gia đình mà gắng quá sức mà nên dựa vào điều kiện thực tế của gia đình để tặng của hồi môn cho con.
Trao của hồi môn cho con khi nào?
Trong lễ cưới hoặc trong lễ đính hôn, cha mẹ sẽ trao của hồi môn cho cô dâu. Còn nếu gia đình có điều kiện hoặc muốn trao hai lần thì có thể chia của hồi môn làm hai phần. Phần nhỏ trao trong ngày đính hôn, còn phần lớn sẽ được trao trong lễ cưới chính.
Trong thực tế, cũng có một số gia đình trao của hồi môn cho con gái trước ngày làm lễ một cách âm thầm. Điều này giúp tránh được việc anh chị em một nhà so bì với nhau và không để gia đình chồng biết nếu không cần thiết.