Cô dâu đã có 5 con nhỏ tự tay may chiếc váy cưới trong mơ
Suốt 3 năm không máy khâu, không bàn làm việc, cô dâu một mình chăm sóc 5 đứa con nhỏ đã tự tay may chiếc váy cưới của mình…
Với khát khao cháy bỏng, một cô dâu người Mỹ đã dành 379 tiếng đồng hồ để tự may chiếc váy cưới của riêng mình. Rất nhiều các loại hạt cườm, ba lớp váy cưới, được may từ ba loại vải khác nhau.
Sống tại tiểu bang Washington (Mỹ), Chelsea Komm và Chase Hodge đã có 5 đứa con nhỏ dù hai người chưa kết hôn. Tháng 8/2020, họ quyết định tổ chức đám cưới nhưng kế hoạch đã phải hủy bỏ vì đại dịch.
Cả núi áp lực xuất hiện đối với cô dâu: nghỉ hai công việc là chuyên viên trang điểm PMU* và phục vụ bàn, chăm sóc tụi nhỏ gần như một mình – vì Hodge là kỹ sư làm việc trên những chiếc tàu đánh bắt cua và tàu đệm khí nên phải vắng nhà liên tục từ 6 đến 10 tháng mỗi năm. Kết quả là Komm đã bị trầm cảm.
“Tôi mất tất cả động lực, hết sạch năng lượng, tận dụng tối đa thời gian để nằm bẹp ở trên giường. Tội thậm chí còn nằm trên giường trong lúc dạy học cho bọn trẻ”.
Động cơ dường như đã chết. Đúng vào lúc đó, một ước mơ đã bật chiếc công tắc và giúp cho cô sống lại. Từ nhỏ, Komm đã mong muốn có thể tự tay may chiếc váy cưới thướt tha cho ngày hôn lễ của mình. Cô nhớ lại những câu chuyện về những người phụ nữ thuộc thế hệ trước trong gia đình tự may chiếc váy cưới của họ. Mẹ của Komm cũng may tất cả mọi thứ cho cô, từ đầu đến chân. Việc may váy cưới dường như đã luôn tồn tại trong DNA của gia đình.
Từ những tháng đầu tiên quen nhau, Hodge đã được nghe kể về ý tưởng này và thấy nó tuyệt vời. Anh mua trên Amazon một chiếc váy và tặng thêm cô một chiếc gift card để hỗ trợ cho dự án đặc biệt của vợ yêu. Đó chỉ là những nguyên liệu ban đầu, không nhiều nhặn nhưng ấm áp, đủ để Komm có thể bắt đầu được dự án trong mơ.
Mơ ước của Komm là một chiếc váy cưới nằm trong bộ sưu tập năm 2018 của nhà thiết kế thời trang Anna Campbell, thanh lịch và cổ điển, tuy nhiên chúng quá đắt. Lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế ấy, cô dâu đã tự tiết kiệm bằng cách tự mình trở thành thợ may và chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết.
Cô đến tiệm quần áo Goodwill gần nhà để mua ma nơ canh và một vài chiếc váy khác, đến tiệm Joann’s để mua vải ombre loang hai màu vàng, bạc cùng với vải ren vỏ sò. Với giftcard, Komm mua những nguyên liệu còn lại để sử dụng cho chiếc váy cưới của cô. Komm nhớ lại sau những bước chuẩn bị kỹ càng:
“Tôi không có máy khâu, không bàn làm việc, không có gì cả. Tôi thậm chí còn chưa đeo nhẫn cưới trên tay. Tất cả những gì tôi có chỉ là sàn nhà, kéo, kim, chỉ, những hạt cườm còn sót lại từ các dự án khác và khát vọng”.
Thêm một khó khăn là Komm không dùng được máy may, mặc dù hồi bé cô đã được hướng dẫn sử dụng. Đôi tay nhiều khi phải đau đớn, cô dâu thi thoảng lại cảm thấy tuyệt vọng. Tuy nhiên, sau hàng giờ kiên trì, Komm nhận ra rằng máy may không phục vụ được những yêu cầu may phức tạp của cô. Cứ như thế…
“Tôi sẽ cắt và đính vài lần, sau đó đứng xa ra một chút để quan sát rồi điều chỉnh, rồi lại điều chỉnh, tiếp tục may thêm một vài mũi, xong lại điều chỉnh một lần nữa. Đó là một quá trình lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nhưng thực sự xứng đáng”.
Chi phí tất cả hết 1.199,43 USD. Thời gian làm việc tổng cộng là 379 tiếng đồng hồ, trong đó 190 tiếng là để đính những hạt cườm lên đai và vạt áo. Sản phẩm tailor-made 100% và Komm đã được diện chiếc váy cưới ấy sau 3 năm ròng rã.
“Tôi thực sự cảm thấy tự hào. Khi được mặc chiếc váy cưới ấy và soi gương, tôi khóc. Tôi từng không chắc liệu khoảnh khắc này có đến không, nó đã đến. Tôi đã không chỉ đơn thuần là tìm được khoảnh khắc mà còn tự tay mình tạo ra, thực sự 110% xứng đáng”.
Điều khiến cho chiếc váy cưới trở nên hơn cả tuyệt vời chính là những công sức của tụi nhỏ: sự thích thú khi theo dõi mẹ may áo, căng vải giúp mẹ khi cần để trang trí lớp vải xinh, cắt 79 đóa hoa kim sa để mẹ đính lên váy cưới.
FAQ – Những câu hỏi thường gặp.
Những ai nhìn thấy chiếc váy cưới đều ngay lập tức bị thu hút bởi những chi tiết cầu kỳ và câu chuyện thú vị ở đằng sau. Sau đó, những câu hỏi mà cô dâu thường nhận được nhất là:
Làm thế quái nào mà cô có thể làm được tất cả những thứ này? – Komm trả lời rằng: “Thực lòng tôi không biết mình đã làm nó thế nào. Tôi cũng thấy chính mình (trong gương) nhìn chằm chằm vào chiếc váy trong sự kinh ngạc, hoàn toàn giống những người khác”.
Hôn phu của cô có thấy chiếc váy cưới trong thời gian nó được may không? – Không, trong 2 năm đầu tiên. Komm chỉ làm việc với chiếc váy khi Hodge đi làm và ban đầu hai người không ở chung nhà. Khi không còn ở nhà riêng, việc giấu váy cưới là không thể nên cả hai quyết định rằng chú rể có thể liếc qua chiếc váy cưới của Komm. Tuy nhiên, anh sẽ phải chờ đợi đến ngày hôn lễ mới được trực tiếp nhìn cô dâu trong váy cưới.
Và đám cưới là khi nào? – Nó vẫn chưa diễn ra. Theo dự kiến, lễ cưới của Komm và Hodge chỉ vài ngày nữa sẽ được tổ chức – ngày 9/4/2022. Cho đến lúc đó, chiếc váy tuyệt đẹp sẽ được giữ nguyên ở trên khung, chuẩn bị sẵn sàng cho cô dâu trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời.
*PMU: Permanent Make-up là hình thức trang điểm vĩnh viễn còn được biết đến với tên gọi phổ thông là phun xăm thẩm mỹ.
Nguồn: The Epoch Times
Bài đọc thêm:
- Tự chuẩn bị trang trí cưới tại nhà và sự chủ động của Gen Z, Gen Y
- Cách đơn giản để chọn hoa ý nghĩa cho ngày cưới (Phần I)
- Đằng sau những trang trí ngày cưới của con gái nhà nghệ sĩ Xuân Hinh
- 5 điều phải chú ý để không hối tiếc sau khi chọn đơn vị trang trí tiệc cưới
- Nhà mình nhỏ và cao tuổi, trang trí đám cưới làm sao?