Image Alt

PhiLinh

  /  Wedding Box   /  Cưới từ A-Z   /  Chuẩn bị cưới   /  Cách tính chi phí cho trang trí đám cưới tư gia – Hà Nội

Để giúp các bạn tìm hiểu thêm về các chi phí trong đám cưới, team PhiLinh sẽ mở series bài về các khoản cụ tỉ chi tiết – bắt đầu từ décor nhé, vì đây là cây nhà lá vườn của chúng mình.

Theo không gian, wedding decor có mấy cách phân chia như sau:

  • (1) trong nhà và ngoài trời;
  • (2) tư gia/chung cư và nhà hàng/hội trường/khách sạn
  • (3) địa hình nơi tổ chức đám cưới

Trong loạt bài đầu tiên về trang trí cưới, chúng mình sẽ chọn phương án thứ hai vì nó gần gũi hơn cả tại Việt Nam.

Trong đám cưới Việt ngày nay, người ta đã quen với hình thức 3 lễ truyền thống, 1 tiệc cưới. Ba lễ quen thuộc này gồm có dạm ngõ, ăn hỏi, cưới – tất cả đều làm ở tư gia. Lễ cưới cuối cùng này là nhà trai sang xin dâu, ở nhà gái làm lễ Vu Quy, ở nhà trai tổ chức lễ Thành Hôn. Sau đó cả nhà đến hội trường – nơi vợ chồng tổ chức hôn lễ thêm một lần nữa và quan khách đến dự tiệc.

Trang trí đám cưới tư gia là dành cho 3 phần nghi lễ truyền thống. Trong đó, các hạng mục cơ bản bao gồm:

  1. Bàn ghế – ấm chén
  2. Phông lễ
  3. Cổng hoa
  4. Biển welcome

Chúng mình để bảng giá tóm tắt ở cuối bài. Nội dung bài viết dành cho những ai muốn tìm hiểu thêm một chút về cấu phần concept trang trí trong đám cưới.

1. Bàn ghế – ấm chén

Bàn ghế và ấm chén để họ hàng quan khách ngồi là đơn vị cơ bản trong lễ cưới tư gia. Trong ngành trang trí đám cưới, khách sẽ chọn các mẫu bàn ghế với thiết kế chanh sả, trên phủ vải trắng hoặc vải màu, có khi lót thêm lớp vải ren đầy kiểu cách.

Cô cậu ấm chén trên những chiếc bàn này cũng phải tùy theo concept mà xuất hiện. Có thể là gốm sứ châu Âu nhập khẩu, cũng có thể đến từ làng gốm sứ Bát Tràng của Việt Nam, v.v…

Ngoài ra trên bàn còn có thể đặt thêm cây nến, khay bánh ngọt nhỏ xinh, lẵng hoa bàn hay lọ hoa để tạo nét mềm mại cho căn nhà trong ngày cưới.

Ghế chameleon, khay bánh kiểu tây bên cạnh hoa bàn và bộ ấm chén bắng sứ trắng (PhiLinh Wedding)

*Tùy theo lựa chọn phổ thông hay cao cấp và trang trí thêm mà các set bàn ghế, ấm chén sẽ có mức chi phí khác biệt.

2. Phông lễ

Những ngày đầu của đám cưới Việt hiện đại, cùng một bộ khung lễ hay phông lễ mà các nhà cưới hỏi trọn gói mang đi hết từ nhà này sang đám khác.

Các wedding decorator ngày nay không thế. Dâu rể không muốn đụng hàng và mong muốn tìm được những vendor(s) có thể hiện thực hóa những ý tưởng của bản thân. Điều này tất nhiên là không dễ vì một vài lý do sau:

  1. Thiết kế lung linh có thể khác xa thi công trên thực tế
  2. Các đơn vị décor cứng thường làm qua trung gian: planners và các vendors khác trong ngành cưới
  3. Phí tổn có thể gấp 3, 4 lần so với cưới hỏi trọn gói – chi phí đến từ các khoản phí thiết kế, tạo dựng khung mới, biến động của giá hoa nhập khẩu.
  4. Không phải dâu nào cũng có quyền tự quyết cho đám cưới của bản thân

*Nhà PhiLinh có cả kho xưởng và thiết kế. Nao mời bạn đến chơi nhà ha.

Phông lễ tông màu đỏ-trắng là hai màu rất phổ thông nhưng cần thiết kế để tạo nên khác biệt (PhiLinh Wedding)

3. Cổng hoa/nhà rạp

Nhiều người nói rằng tổ chức đám cưới cho con cũng là thể diện của bố mẹ, cũng có người nói cổng/cửa là bộ mặt của ngôi nhà. Trong trang trí đám cưới, cổng hoa là một bộ phận không thể thiếu.

Nhiều tư gia trước trang trí nhà rạp: vừa thêm không gian cho quan khách, vừa che nắng mưa. Tuy nhiên, điều này đã không mới lạ. Ngày nay, sự lựa chọn đã được các decorator mở rộng:

  • Cổng hoa trang trí ngay cửa nhà hoặc trở thành lối vào cho nhà rạp
  • Ô dù vuông thay thế cho nhà rạp
  • Nhà giàn (dù) khổng lồ cho tư gia nếu có khoảng không rộng ở quanh nhà
  • Nhiều thiết kế sáng tạo mềm mại ngay ở bên trong rạp

Điểm nhấn ở đây chính là cổng hoa. Trong nửa thập kỷ trở lại đây, rạp và ô dù có thể bớt, dù có thể không có, nhưng thiếu cổng hoa thì đám cưới trở nên trần trụi, nghèo nàn.

*Giá nhà rạp tính theo m2, ô dù tính theo chiếc, cổng hoa thì tùy thuộc thiết kế và số lượng, chất liệu của hoa trang trí.

Tùy cổng nhà mà cổng hoa sẽ có vôn vàn kiến trúc thiết kế khác nhau (PhiLinh Wedding)

4. Biển Welcome

Chi tiết nhỏ nhưng tinh tế này làm nên sự khác biệt của đám cưới tư gia. Biển welcome sinh ra để thay thế hoặc đồng hành cùng chữ hỷ dán từ ngoài ngõ cho đến cổng nhà trong đám cưới.

Tuy nhiên, trong trường hợp song hỷ lâm “ngõ” hay nhiều hơn 1 đám cưới được tổ chức trong cùng một khu đô thị sinh thái hiện đại, tấm biển welcome làm tốt hơn trong nhiệm vụ chỉ dẫn. Trên đó có tên của cô dâu – chú rể, chứ không đơn độc như chữ hỷ.

Ngoài ra, biển welcome có thể tùy theo kiến trúc nhà và concept décor mà xuất hiện sao cho phù hợp. Tấm biến nhỏ cũng được rất nhiều dâu rể chăm chút để thể hiện dấu ấn của cặp đôi.

*Chi phí làm biển welcome thường đã được gói gọn trong các gói trang trí tư gia, trừ các thi công quá phức tạp với trang trí đặc biệt.

Biển welcome chỉ chiếm góc nhỏ nhưng thiếu là có chuyện to… (PhiLinh Wedding)

Để kết thúc bài viết, PhiLinh tóm gọn chi phí của các hạng mục trong trang trí đám cưới tư gia để các bạn tham khảo. Nếu cần tìm hiểu chi tiết, các bạn cứ inbox thẳng chúng mình qua web nhé.

PhiLinh Wedding - Hạng mục trang trí & Giá

P/S: Nếu có cùng sở thích trà chiều giống Ms. Linh Vũ, bạn có thể kiếm cớ dạo qua kho xưởng để chuẩn bị trước cho đám cưới, đồng thời ghé nhà PhiLinh để thưởng lãm hệ gốm sứ châu Âu kiểu cách hoàng gia.

Trọng Nguyên

 

Bài đọc thêm:

  1. Hai tông màu chủ đạo đang làm mưa làm gió những đám cưới của 2022
  2. Đám cưới phương Tây: 9 khoản chi phí mà nhà trai phải trả
  3. 2 set ghế truyền thống – hiện đại thay nhau xuất hiện trong đám cưới tại Hà Nội (2022)
Close
Developed by Tiepthitute
Chat ngay