Trong quá trình lên ngân sách cho đám cưới có rất nhiều khoản phải chi, tuy nhiên có ngày càng nhiều dịch vụ mới xuất hiện và chúng có bắt nguồn từ phương Tây. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của chúng được phân nhóm lại thế nào khi đến Việt Nam nhé.
Tên các dịch vụ trong đám cưới bằng tiếng Anh
- Attire – Lễ phục
- Hair & Make-up – Làm tóc và trang điểm
- Beauty (Spa & Nail) – Làm đẹp (spa và làm móng)
- Decorator/Décor – Trang trí (cưới)
- Rental – Cho thuê
- Florist – Cắm hoa
- Venue – Dịch vụ lễ đường
- Feast/Caterer – Tiệc/Ăn uống
- Cake – Bánh (cưới)
- Photographer/Videographer – Quay chụp (đám cưới)
- Bar Services/Bartender – Pha chế tại quầy bar
- Lights – Ánh sáng
- Music – Âm nhạc
- Band/DJs – Nhóm nhạc/DJs
- Stationer – Dịch vụ thiệp, card
- Wedding Gifts – Quà cưới
- Officiant – Chủ hôn
- Dance Lesson – Học khiêu vũ
- Jewelry – (Vàng bạc) trang sức
- Transportation – Dịch vụ di chuyển
Dịch vụ tương ứng trong đám cưới Việt Nam
0. Tráp lễ (Betrothal Gift)
Đây là nét đặc trưng của châu Á nói chung và đám cưới Việt nói riêng, ở phương Tây từng có nhưng hiện nay gần như không còn và cũng không hình thành một dịch vụ trong đám cưới. Dịch vụ tráp lễ thường phục vụ trong các lễ Dạm ngõ, Ăn hỏi, Vu quy và thường có đội bê tráp kèm theo.
1. Lễ phục (Attire)
Lễ phục trong đám cưới Việt hiện nay thường là những bộ áo dài truyền thông hay cách tân (Ao Dai) hoặc váy cưới (wedding dress/bridal) và suit Âu phục hiện đại cho cô dâu, chú rể. Ngoài ra cũng có những dịch vụ may đo cao cấp (couture), thiết kế và may trang phục riêng cho cá nhân.
Đối với các thành viên khác trong gia đình, chị em gái, bác gái, cô dì của hai bên gia đình Việt thường mặc áo dài, phương Tây diện váy tiệc. Còn vest là phương án chung cho nam giới.
2. Làm đẹp (Hair & Make-up, Spa & Nails)
Những dịch vụ này nay đã không còn quá xa lạ trong đám cưới Việt Nam, chỉ có dịch vụ spa là xa xỉ hơn một chút.
4. Trang trí cưới (Decorator/Décor + 5. Rental + 6. Florist)
Trang trí đám cưới dù ở phương Tây hay phương Đông cũng đều thường xuất hiện cùng các bên cho thuê phụ kiện và shop hoa.
Trang trí đám cưới thường bao gồm khảo sát, thảo luận cùng gia đình để lên và chốt thiết kế trang trí cho ngày cưới. Phụ kiện cho thuê thì bao gồm: bàn ghế, ấm chén, vải lụa để trang trí, lều rạp, lễ đường lắp ráp ở ngoài trời, v.v… Shop hoa thì cung cấp hoa và các florist cắm hoa.
Tại các hội trường tiệc cưới hoặc khách sạn có dịch vụ tiệc cưới thường đều đã có sẵn trang trí và phụ kiện.
7. Dịch vụ tiệc cưới (Venue + 8. Feast/Caterer + 9. Wedding Cake)
Ở phương Tây, lễ cưới thường diễn ra chỉ trong một ngày và lễ đường linh thiêng là nơi diễn ra nghi lễ, tiệc cưới sẽ được chuẩn bị ở nơi khác. Kể cả đám cưới ngoài trời, lễ đường và khu vực ăn uống thường sẽ được tách riêng, khác với Việt Nam.
Đám cưới Việt sau ngày lễ Vu quy và Thành hôn thường tổ chức tiệc cưới tại hội trường cưới hoặc khách sạn, phòng hội trường vừa là nơi tái diễn các nghi thức trong lễ cưới, vừa là nơi ăn uống. Nói cách khác, dịch vụ lễ đường và tiệc hoặc ăn uống được gộp chung lại.
Các dịch vụ ăn uống bên ngoài thường chỉ phục vụ cho tiệc cưới tại tư gia hoặc trong các dịp lễ khác.
Ngoài ra các bên hội trường, khách sạn có tặng bánh cưới cho cặp đôi. Tuy nhiên, đây không phải là một nét đặc trưng của đám cưới Việt nên chiếc bánh cưới khổng lồ (ăn được) vẫn chưa trở thành một dịch vụ phổ biến.
10. Quay chụp (phóng sự) cưới – Photo/Videography
Dịch vụ này trong đám cưới không có quá nhiều khác biệt với đám cưới Việt Nam, tuy nhiên chụp ảnh trước đám cưới (pre-wedding) lại khác. Ban đầu, chụp ảnh pre-wedding đơn giản là để giúp cô dâu chú rể dạn dĩ hơn trước ống kính máy quay và biết cách tránh những lỗi tư đứng khi chụp ảnh.
Ngoài ra, các thợ ảnh chuyên nghiệp còn tư vấn về phong cách phù hợp cho cặp đôi, dẫn họ đến đến những không gian với phong cách tương tự để hai bạn cùng trải nghiệm. Cặp đôi không nhất thiết phải diện suit và váy cưới vì đây là một điều rất đặc biệt chỉ xuất hiện trong ngày cưới.
Tuy nhiên ở Việt Nam, các studio thường kết hợp với lễ phục để các cặp đôi có cơ hội đồng thời trải nghiệm lễ phục cưới.
Thường những album cưới mà cô dâu chú rể mặc váy cưới và vest chỉ xuất hiện ở những đám cưới du lịch – kết hợp đám cưới và tuần trăng mật. Phong cách này cũng đang dần phổ biến hơn tại Việt Nam.
11. 12. 13. 14. – Bar Service, Lights, Music, Band/DJs
Quầy bar, âm thanh và ánh sáng, âm nhạc trong đám cưới đều không có quá nhiều khác biệt giữa phương Tây và Việt Nam. Chúng chỉ khác nhau về mức độ phổ biến.
15. Thiệp cưới – Stationer
Stationer là dịch vụ liên quan đến những sản phẩm giấy như thiệp cưới (kèm phong bao), thẻ cảm ơn khách tham dự tiệc cưới, thực đơn tiệc nếu có dịch vụ ăn uống ngoài, hoặc những sản phẩm décor làm từ giấy. Ở Việt Nam, dịch vụ này đơn giản xoay quanh thiệp cưới đã có phôi in sẵn. Những năm gần đây, thiệp cưới điện tử và thiệp thiết kế riêng đã dần xuất hiện nhiều hơn.
16. Quà cưới – Wedding Gifts
Dịch vụ này không dành cho khách cưới mà dành cho các cô dâu chú rể. Họ muốn tặng món quà cưới thay mặt lời cảm ơn bạn bè đến tham dự. Ở phương Tây, khoản chi dành cho hạng mục này tối ưu hơn khi một đám cưới to chỉ có khoảng 150-200 khách mời. Số lượng khách này đó là đám cưới cực kỳ khiêm tốn ở Việt Nam.
17. MC – Officiant/Host
Ở phương Tây có chủ hôn, người sẽ hướng dẫn cô dâu, chú rể đọc lời thề nguyện thiêng liêng và nói ‘I Do’ trên lễ đường, nhắc cô dâu chú rể trao nhẫn và tuyên bố hai người thành vợ thành chồng. Còn ở Việt Nam có người dẫn chương trình (MC) là người am hiểu trình tự nghi lễ đám cưới Việt ngày nay, dẫn dắt câu chuyện với những lời có cánh để thể hiện sự lãng mạn của đám cưới.
18. Học khiêu vũ – Dance Lesson
Dịch vụ này có ở Việt Nam những không phục vụ đám cưới quá nhiều. Lớp học này phục vụ những đám cưới mà cô dâu, chú rể thực hiện điệu nhảy First Dance để đánh dấu trang mới của cuộc sống hôn nhân. Đây không phải là nghi thức truyền thống của Việt Nam và thường chỉ phổ biến ở những đám cưới du học sinh hoặc người nước ngoài đến Việt Nam để tổ chức đám cưới.
19. (Vàng bạc) trang sức – Jewelry
Vòng vàng và nhẫn chỉ vàng là những món quà cưới đặc trưng trong đám cưới Việt Nam mà nước ngoài không có. Ở phương Tây, nhẫn đính hôn là món nữ trang đầu tiên chính thức thể hiện lời hẹn ước của chàng trai đối với cô gái, sau đó là cặp nhẫn cưới; những món nữ trang còn lại đa phần chỉ mang ý nghĩa làm đẹp.
20. Dịch vụ di chuyển – Transportation
Ở phương Tây, dịch vụ phần nhỏ là phục vụ cô dâu và chú rể, phần lớn là hỗ trợ những vị khách từ phương xa đến tham dự đám cưới của cặp đôi. Khi lên danh sách khách mời, cặp đôi phương Tây sẽ thảo luận xem cả hai cần chuẩn bị gì nếu muốn mời một người bác ở bên kia Thái Bình Dương hoặc cách nửa vòng Trái Đất.
Ở Việt Nam, dịch vụ này chủ yếu phục vụ luồng di chuyển đông đúc của hai bên gia đình.
Bài đọc thêm:
- Có bao nhiêu dịch vụ cần thiết để tổ chức đám cưới tại Việt Nam?
- Wedding Fair là gì? Bạn nhận được gì khi tham gia Wedding Fair?
- Ý nghĩa của bó hoa cưới truyền thống đối với cô dâu
- Gói dịch vụ trang trí tư gia có những gì? – Chuẩn bị cưới
- PhiLinh tham dự Wedding Fair 2023 tại Almaz | Chủ đề: Le Jardin d’Amour