Bí tích hôn phối trong đám cưới Công giáo là gì?

Nguồn gốc của bí tích
Được gọi là bí tích (祕跡)* vì nghi lễ này được hình thành sau những tích cổ huyền bí sau khi Chúa Jesus xuất hiện. Cách gọi này thể hiện đức tin của giáo dân đối với sự thiêng liêng của việc kết hôn khi một trong hai bạn là người Công giáo. Bí tích hôn phối được tạo lập từ những tích cổ sau:
1. Đức mẹ đồng trinh
Năm 14 tuổi, nàng Maria sau khi đính hôn với Joseph thì bỗng nhiên mang thai. Đang trong thời gian chờ kết hôn mà nghe được tin dữ, Joseph bỏ nhà đi. Tuy nhiên cũng ngay trong đêm đó, ông được một vị thần báo mộng giải thích rằng cái thai ấy chính là Thiên Chúa tức Jesus sau này. Được trấn an, Joseph đã quay trở lại để chăm sóc Maria và thậm chí tiếp tục nuôi nấng Jesus sau đó. (theo Tân Ước)
2. Tiệc cưới ở Cana
Năm 12 tuổi, trên đường từ Jerusalem trở về nhà, Jesus đã cùng mẹ Maria đến một tiệc cưới ở Cana. Khi đó, Jesus đã thực hiện phép lạ đầu tiên: biến nước lã thành rượu (theo Tân Ước).
Sự xuất hiện của Jesus được coi là sự chứng giám – đại diện cho các vị thần; còn phép lạ thì tương đương với lời chúc phúc của Chúa dành cho đám cưới.

Tranh Đám cưới tại Cana của Gerard David tại Bảo tàng Louvre, Paris
3. Adam và Eva
Trước đó nữa, trong Kinh Cựu Ước đã kể lại rằng: sau khi tạo ra Adam, Thiên Chúa vì thấy anh buồn bã nên đã tiếp tục tạo ra Eva. Chúa lấy chiếc xương sườn thứ 7 bên ngực trái của Adam để biến thành người phụ nữ đầu tiên. Hai người sau này đã lấy nhau và sản sinh ra nhân loại.
Từ những tích cổ trong Kinh Thánh, người theo đạo Thiên Chúa coi hôn nhân là thiêng liêng và vô cùng coi trọng trách nhiệm của bản thân trong việc chăm sóc đối phương, sinh nở, cũng như nuôi dạy con cái.
Cử hành thánh lễ
Bí tích hôn phối chính là phần nghi thức kết hôn trong đám cưới của người Công giáo. Đây là cả một quá trình thiêng liêng. Người Công giáo thường nói đến ‘tổ chức đám cưới’ đối với người ngoài, còn với những giáo dân khác, họ gọi là cử hành thánh lễ.
Ngày nay, trước khi đến thánh lễ, vợ chồng sắp cưới sẽ dành vài tháng để học “giáo lý hôn nhân” – một điều kiện bắt buộc. Hai bạn sẽ không quá bận rộn lên kế hoạch cho ngày cưới vì đã có nhà thờ. Cặp đôi vì thế sẽ có thêm thời gian tìm hiểu trách nhiệm của bản thân để chuẩn bị bước sang trang mới.

Concept trang trí đám cưới được lên ý tưởng từ những chiếc cửa sổ nhà thờ (PhiLinh Wedding)
Bí tích hôn phối
Trong đám cưới Công giáo ở nhà thờ hiện nay, bí tích hôn phối căn bản bao gồm hai nghi thức chính là nguyện thề và trao nhẫn được làm phép. Bên cạnh đó còn cần người chứng giám cho hôn phối – bố hoặc mẹ đỡ đầu của dâu rể, và đại diện của Chúa là cha xứ đứng trước tượng Jesus hoặc tối thiểu là thập giá.
Trước tiên, linh mục sẽ gọi tên và để hai người xác nhận lời thệ của mình trước Chúa. Cô dâu và chú rể sau đó sẽ nói lời nguyện thề với nhau. Chờ cả hai nói ‘Anh/em đồng ý’ (I Do) thì cha mới làm phép cho nhẫn cưới. Trao nhẫn xong thì chủ tế sẽ tuyên bố hai người chính thức là vợ chồng.
Lời nguyện của vợ/chồng trong thánh lễ:
“Từ ngày hôm nay trở đi, tôi sẽ có và sẽ luôn bên bạn dù tốt dù xấu, dù giàu hay nghèo, dù khỏe mạnh hay ốm đau, tôi sẽ luôn yêu thương và trân trọng bạn cho đến khi cái chết chia lìa – theo lệnh Chúa. Đây là lời hứa của tôi và tôi cam kết với bạn điều đó.”
Bài viết được thực hiện bởi
Team planning & marketing của PhiLinh Wedding
Bài đọc thêm:
- 5 điều bạn không cần phải chuẩn bị nếu làm đám cưới Công Giáo
- Một số lưu ý chuẩn bị đám cưới nếu bạn lấy vợ/chồng là người Công giáo
- Sắc tím: Biểu tượng của thần thánh, vương giả, và quyền lực
- Oải hương Lavender – loài hoa cùng sẻ chia cuộc sống với con người
- Cứu vãn cuộc hôn nhân và tỉnh ngộ sau khi nghe được lời Chúa
- Lễ Hằng Thuận và những lưu ý trước khi chuẩn bị tổ chức đám cưới