Khi tham dự đám cưới của bạn bè là người Công giáo, nhiều bạn cảm thấy không gian thật “kỳ lạ” và thiêng liêng hơn nhiều so với đám cưới bình thường. Trang trí đơn giản hơn, khách mời ít hơn, thế điều gì đã khiến cho đám cưới Công giáo trở nên trang trọng?
1. Sự chuẩn bị
Không ai muốn cảm thấy mệt mỏi trong đám cưới, tuy nhiên đám cưới Việt hiện đại rườm rà với quá nhiều khâu chuẩn bị khiến cho nhiều dâu rể phải hụt hơi. Cụ thể hơn, đám cưới bình thường có Dạm ngõ, Ăn hỏi, Vu quy/Thành hôn và dự tiệc Cưới. Điều này khác với đám cưới Công giáo, được cử hành tập trung vào 1 ngày và phần lớn sự chuẩn bị được giúp đỡ bởi nhà thờ.
Quan trọng hơn, trong thời gian chuẩn bị này, hay còn được gọi là thời gian đính hôn, vợ chồng sắp cưới còn phải học giáo lý hôn nhân.
2. Học giáo lý hôn nhân
Giảm những giờ phút chuẩn bị căng thẳng để dành thời gian tìm hiểu trách nhiệm của bản thân trong gia đình tương lai và nuôi dưỡng con cái. Những giáo lý này chính là điều này khiến cả hai người ý thức hơn về sự thiêng liêng của hôn nhân.
Note: Thường cả bố mẹ và dâu rể sẽ đến thưa với cha xứ để hỏi về việc cử hành hôn lễ. Nhà thờ theo đó sẽ đứng ra đại diện để thực hiện trang trí và các việc cần thiết khác với sự giúp đỡ của giáo dân.
3. Thời gian và Địa điểm
Nhà thờ vốn đã thể hiện sự thiêng liêng với không gian đặc trưng dành riêng cho những buổi cầu nguyện và giảng đạo. Giáo dân thường đi lễ vào cuối tuần và ngày này cũng được ưu tiên để tổ chức lễ cưới. Năng lượng thuần khiết luôn là điều khiến cho người đến nhà thờ cảm thấy thuần tịnh.
Hơn nữa, sẽ không có ăn uống ở nhà thờ trong khoảng thời gian cử hành hôn lễ, mọi người cũng đều phải chú ý ăn mặc lịch sự khi đến dự. Điều này khác hẳn với tiệc ở sảnh cưới, mọi người có khi ăn uống ngay trong lúc tiến hành các nghi thức và có thể diện những trang phục quyến rũ.
Album Cưới: Thúy Quỳnh & Minh Đức – The Sweet Home | The Sweet Orange
4. Các nghi thức
Trong các lễ Dạm ngõ, Ăn hỏi, lễ Cưới, chủ tọa thường là các bậc trưởng bối và điều này diễn ra lặp đi lặp lại vài lần. Đến lúc ăn cưới ở sảnh tiệc, MC sẽ đóng vai người dẫn chương trình và hướng đến sự hoạt náo nhiều hơn tính thiêng liêng của việc kết đôi.
Đối với lễ cưới Công giáo hay cử hành “bí tích hôn phối”, cha xứ sẽ dẫn dắt hai người phát lời thệ nguyện hôn nhân trước Chúa, sau đó lại thề ước với nhau. Tiếp đến, người đại diện của Chúa sẽ làm phép nhẫn để vợ chồng trao nhau để chính thức kết nối hai người thành vợ chồng.
5. Âm nhạc
Âm nhạc luôn là thứ không thể thiếu trong những ngày quan trọng và những giai điệu vang lên ở nhà thờ trong ngày cưới vẫn là các bản thánh ca. Sẽ không có những âm nhạc hiện đại quá lãng mạn hay đẫm tình cảm sướt mướt.
Ngoài ra, ca đoàn ở nhà thờ sẽ thực hiện những ca khúc du dương thay vì bật đĩa nhạc điện tử. Thậm chí một số ca đoàn có thể biểu diễn với nhạc cụ giống như một dàn nhạc thu nhỏ, điều này cũng khiến không gian thêm phần trang trọng và thiêng liêng.
Bài đọc thêm: